Làm quen với bốn vị thiên vương
Đông Thiên Vương còn được biết là đại vương Dhritarashtra trong ngôn ngữ Sanskrit (kinh Suvarnabhasa, Ánh sáng vàng). Vị này mặt trắng, nét mặt hung dữ và râu trông giống như những sợi dây đồng. Trên tay Đông Thiên Vương là cây đàn tỳ bà bốn dây, khi gảy lên sẽ khiến những quả cầu lửa từ trên trời rơi trúng những kẻ dám xâm nhập vào vùng không gian của ông. Vũ khí của ông thuộc hành Hỏa có thể triệt tiêu hành Mộc ở hướng Đông. Bằng cách này ông kiểm soát được vùng không gian của mình. Ông là thiên vương cao cấp nhất trong bốn vị. Tên của ông có nghĩa la “Thiên vương bảo vệ đất nước”. Từ sườn phía Đông của núi Sumeru, ông giữ cho vương quốc được thái bình và nhân dân được no ấm. Vũ khí của ông rất phong phú nhưng ông thường cầm đàn tỳ bà. Khi đàn lên ông có thể kiểm soát được thời tiết. Đặt ông ở hướng Đông hoặc nhìn ra cửa chính để canh chừng những thế lực xấu có thể xâm nhập vào nhà.
Tây Thiên Vương còn được biết là đại vương Virupaksa trong ngôn ngữ Sanskrit (kinh Suvarnabhasa, Ánh sáng vàng). Vị này mặt màu nâu sẫm, một tay cầm trân châu, tay kia cầm con rắn. Tên của ông là Tây Thiên Vương có nghĩa là “mắt quỷ”. Tuy nhiên tên thông thường của ông có nghĩa là “mắt to” tức là nhìn xa trông rộng. Theo kinh Ánh sáng vàng, vị thiên vương này một tay cầm con rồng, tay kia cầm viên ngọc. Viên ngọc tượng trưng cho thế giới, Tây Thiên Vương giúp ngăn chặn những vụ trộm cắp. Nếu bạn đặt hình ảnh của vị thiên vương này nhìn ra cửa chính, ngôi nhà của bạn sẽ được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng xấu. Những vị thiên vương luôn đảm bảo rằng những người trong nhà sẽ không tham gia những hoạt động có thể gây nghiệp xấu.
Nam thiên vương còn được biết là đại vương Virudhaka trong ngôn ngữ Sanskrit (kinh Suvarnabhasa, Ánh sáng vàng). Vị thiên vương này mặt xanh. Ông cầm một cây giáo và một thanh gươm có khắc chữ Địa, Thủy, Hỏa và Phong. Thanh gươm của ông có thể tạo nên hắc phong phát ra hàng triệu mũi giáo có thể xuyên thủng thân xác của quỹ dữ và biến chúng thành tro bụi. Tiếp theo gió là lửa tràn ngập vùng không gian với một triệu con rắn độc. Nét mặt ông lúc nào hung tợn. Hãy đặt hình ảnh của ông cũng với những vị thiên vương khác nhìn ra cửa trước của ngôi nhà.
Bắc Thiên Vương còn được biết là đại vương Vaisravana. Vị thiên vương này mặt đen, tay cầm cây thần dù thần có khả năng bảo vệ chống lại sấm sét. Bất cứ lúc nào, chỉ cần mở dù ra, nó sẽ tạo ra bóng tối. Cây dù còn có thể gây ra động đất và đại hồng thủy để triệt tiêu toàn bộ năng lượng đến từ hướng Bắc. Tên của vị thiên vương này có nghĩa là “liên tục phát triển”. Cây dù trong tay ông có thể biến hóa thành nhiều cây tùy theo số lượng quân thù. Bắc Thiên Vương được nghe lời Phật dạy nhiều hơn cả, vì vậy đôi khi người ta vẽ ông cầm bảo tháp, đáy là đất và mái là trời.
Người theo đạo Phật xem Vaisravana là thần bảo vệ tài sản, Phật giáo Tây Tạng thường nhầm lẫn ông với Phật vàng Jhambala chủ về tài lộc. Người ta nói ông tu khổ hạnh suốt một ngàn năm và do đó được tặng thưởng nhiều của cải. Ông còn được gọi là Kuvera, tức là “thần tài”. Trong cung điện của ông ở Himalayas, ông được Yakas (những người bảo vệ kho báu của trái đất) và Kinnaras (thần nhã nhạc, tương tự như quái vật đầu người mình ngựa của thần thoại Hy Lạp) theo hầu. Đôi khi tượng của ông cầm gương, đinh ba hoặc một lá cờ (tượng trưng cho chiến thắng) trong tay phải. Người của ông đôi khi được sơn màu vàng, mang ý nghĩa rực sáng như một ngàn mặt trời. Trong tay trái là một con chó phun ngọc, cung cấp cho con người tài lộc vô tận. Trong số bôn vị thiên vương, ông là người được ưa thích nhất, có lẽ là do ông có quan hệ mật thiết với thần tài.
Tags: Bắc Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Tây Thiên Vương, Đông Thiên Vương
Leave a Reply