Đại vận bát tự
Nếu tiến hành sắp xếp đại vận cho Bát tự trên đây, cứ mười năm là một đại vận, chúng ta sẽ sắp xếp thiên can địa chi của 8 đại vận, tức là đại diện cho thọ mệnh 80 tuổi của con người.
Sắp xếp 8 đại vận là thuận theo nhu cầu của người bình thường. Nếu bạn sắp xếp quá ít, người khác nhìn vào sẽ nghĩ tuổi thọ của anh ta quá ngắn, bởi vậy tốt nhất mọi người nên xếp ít nhất 8 đại vận.
Bát tự ở trên là của một người đàn ông, nam giới thuộc Càn, tức là dương tính bởi vậy là (+)
Thiên can của năm là Tân, thuộc âm tức là (-), do (+) gặp (-) = (-) nên phương pháp sắp xếp Bát tự này là sắp ngược.
Sắp ngược tức là bắt đầu từ ngày 4 tháng 10 đếm ngược tới tiết lệnh trước đó, cứ 3 ngày tính là 1 năm, từ đó tính ra được Bát tự này khởi vận từ tuổi nào.
Nếu Bát tự trên đây là của nữ giới, nữ giới thuộc Khôn, tức là tính âm (-). Thiên can là Tân, thuộc âm, tức là (-), nên (-) gặp (-) = (+) thì Bát tự sắp xếp thuận.
Ý nghĩa của sắp xếp thuận là từ ngày 4 tháng 10 đếm thuận tới tiết lệnh tiếp theo, cứ 3 ngày tính là 1 năm, từ đó tính ra được Bát tự này khởi nguồn từ tuổi nào.
Bây giờ các bạn có thể dùng phương pháp sắp xếp ngược để sắp xếp Đại vận cho Bát tự ở trên.
Dựa theo lịch vạn niên, ngày 4 tháng 10 đếm ngược tới tiết lệnh trước đó là ngày Bạch lộ 8 tháng 10 do từ ngày 8 tháng 9 tới ngày 4 tháng 10 là 26 ngày, cứ 3 ngày lả một năm, thừa ra 1 ngày không tính, thừa ra 2 này tính 1 năm. Bởi vậy, 26 ngày tính là 9 năm, tức Bát tự này khởi vận từ 9 tuổi.
(Nếu dùng phương pháp sắp thuận, từ ngày 4 tháng 10 đếm thuận tới tiết lệnh tiếp theo là ngày Hàn lộ 8 tháng 10. Từ ngày 4 tháng 10 tới 8 tháng 10 có 4 ngày, cứ 3 ngày lả một năm, thừa ra 1 ngày không tính, thừa ra 2 này tính 1 năm. Bởi vậy, 4 ngày tính là 1 năm, tức Bát tự này khởi vận từ 1 tuổi.)
Nếu Bát tự tính theo cách sắp ngược, thiên can địa chi của mỗi đại vận cũng sẽ tính ngược từ thiên can địa chi của tháng sinh, tức là nếu tháng sinh là Đinh Dậu, thiên can địa chi của tháng trước đó là Bính Thân, trước một tháng nữa là Ất Mùi, vì vậy có được đại vận Bát tự dưới đây.
(Nếu Bát tự tính theo cách sắp thuận, thiên can địa chi của mỗi đại vận cũng sẽ tính thuận từ thiên can địa chi của tháng sinh, tức là nếu tháng sinh là Quý Tỵ, thiên can địa chi của tháng sau đó là Giáp Ngọ. Bởi vậy,đại vận thứ nhất là Giáp Ngọ, đại vận tiếp theo là Ất Mùi, các trường hợp khác suy luận tương tự)
Mọi người lưu lý, suy đoán Bát tự tính theo tuổi thực (tuổi dương)
Còn tuổi hư (tuổi mụ) tức là tính cả thời gian mang thai. Ngày mang thai, chúng ta gọi là thai nguyên. Bát tự có được sau khi sinh, bởi vậy Bát tự không tính theo tuổi mụ
Vậy tuổi mụ được dùng vào việc gì? Xem tướng thì cần xem tuổi mụ, bởi lẽ tướng mạo của bạn đã hình thành từ ngay trong cơ thể mẹ. Xem tướng tay cũng cần xem theo tuổi mụ, song Bát tự thì cần tính theo tuổi thực.
Mọi người cần ghi nhớ sáu trọng điểm khi sắp xếp đại vận Bát tự sau đây:
1. Biết được tính chất âm dương của thiên can.
2.Biết được thiên can của ngày sinh tức là nhật nguyên.
3. Nắm vững nguyên lý số hoc :
(+) (+) = (+)
(+) (-) = (-)
(-) (+) = (-)
(-) (-) = (+)
4. Căn cứ vào tiết lệnh để xác định tháng
5. Sắp thuận hay sắp ngược, cứ 3 ngày tính là 1 năm
6. Bát tự tính theo số tuổi thực.
Tags: Đại vận bát tự
Leave a Reply