Bài trí ông Thọ trong nhà
Ông Thọ là một trong ba vị thần hay thấy nhất trong nhiều gia đình. Ông là một trong ba vị thần mà người ta thường gọi chung là Phúc, Lộc, Thọ.
Ông Thọ thường được vẽ trên tranh, đồ gốm sứ, và được tạc tượng bằng gỗ, ngà, hoặc đá quý. Ông được ưa chuộng vì ông tượng trưng cho sức khỏe tốt và một cuộc sống bình an, trường thọ. Ông Thọ mặc áo vàng và cầm gậy có gắn trái bầu ở đầu gậy.
Bản thân trái bầu là một biểu tượng may mắn. Người ta cho rằng trái bầu của ông Thọ có chứa đầy rượu trường sinh bất tử. Ông Thọ thường mang theo quả đào tiên, một loại đào mà ăn vào sẽ trường sinh, đôi khi có con hạc và con nai theo ông.
Ngoài ra, ông Thọ còn được vẽ với cây thông, xung quanh ông là nấm linh chi. Linh chi được xem là cây trường sinh.
Đặt ông Thọ ở vị trí cao trong nhà, gần cửa ra vào, phía sau là một bức tường kiên cố. Sẽ không được may mắn khi có cửa sổ, toilet hoặc nhà bếp trực tiếp phía sau hoặc phía trước ông Thọ. Vị trí tốt nhất của ông Thọ là trên một cái bàn đặt chéo góc với cửa ra vào.
Ông Thọ không phải là một vị thần trong Phật giáo, do đó ông không được thờ cúng như Đức Phật. Đừng đặt ông Thọ lên bàn thờ, vì như thế không mang lại may mắn. Không cần thiết kính lễ ông Thọ như một vị thánh ở phương Tây. Tuy nhiên đặt ông trên một chiếc bàn quá thấp cũng không tốt. Đặt ông Thọ ở vị trí quá thấp có nghĩa là ta thiếu tôn trọng những phẩm chất mà ông mang theo. Bàn uống cà phê không phải là nơi thích hợp cho ông Thọ. Một nguyên tắc cần phải tuân thủ là tất cả những biểu tượng thần thánh bài trí trong nhà phải ở vị trí ngang tầm mắt.
Tags: bài trí tượng ông thọ, biểu tượng trường thọ, ông Thọ, vị trí đặt ông thọ
Leave a Reply