Nghịch lý trong phong thủy
Câu hỏi
Tôi đọc khá nhiều sách phong thủy và thật bất ngờ khi nhân ra có một sự nghịch lý trong một số quyển sách viết về phong thủy. Một lý thuyết cho rằng, nên để mặt sau của ngôi nhà đối diện với hướng tốt, và lý thuyết thứ hai đề nghị để mặt trước của ngôi nhà đối diện với hướng tốt.
Trong một cuốn sách của Lillian Too theo thuyết Bát Phương, sử dụng công thức la bàn thì nên để cửa sau của ngôi nhà đối diện với hướng tốt. Tuy nhiên, cũng trong cùng quyển sách đó theo công thức Bát Quái Lạc Thư lại đề nghj nên để cửa trước đối diện với hướng tốt. Vậy xin vui lòng cho biết, trong hai lý thuyết này tôi nên theo lý thuyết nào cho đúng?
Trả lời:
Vâng! Phong thủy cổ điển có nhiều công thức khác nhau, khiến cho những người thực hành phong thủy thời nay gặp nhiều khó khăn.
Hai lý thuyết bạn nêu trong câu hỏi đều nằm trong một công thức chuyên sâu của phong thủy. Tuy nhiên đối với người thực hành phong thủy không chuyên, bạn nên sử dụng công thức Quái Số (còn được biết là công thức Bát Gia) để tính chính xác phương hướng và định hướng cửa trước theo một trong bốn hướng tốt của bạn. Càng đi sâu về phong thủy, bạn sẽ gặp những lý thuyết có vẻ trái ngược nhau, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ mới hiểu hết sự tinh tế và vi điệu của các công thức đó.
Do thế, là người mới thực hành phong thủy, bạn nên vận dụng công thức Quái số đơn giản để thực hành và đạt được những lợi ích thiết thực của nó.
Tags: cách tính quái số, công thức bát gia, công thức quái số, nghịch lý trong phong thủy
Leave a Reply