Những nguồn năng lượng tốt lành trong phong thủy
Bằng cách kết hợp ba khía cạnh của thiết kế là hình dáng, công năng và dòng chảy năng lượng, bạn hoàn toàn có thể mang lại cho ngôi nhà mình những không gian lý tưởng với những nguồn năng lượng tốt lành.
Khi xây dựng một ngôi nhà, có 3 điều cơ bản mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm là hình dáng và công năng và các dòng chảy năng lượng trong ngôi nhà.
Trong khi các hình dáng và công năng của ngôi nhà đóng vai trò mặt nền tảng về mặt thực tế, thì dòng chảy năng lượng lại là yếu tố vô hình quyết định những yếu tố thuộc như vận may, sức khoẻ, các mối quan hệ…
Hình dáng:
Về mặt hình dáng chúng ta có thể xem xét hình dáng cơ bản, các thành phần vật liệu và kết cấu để rút ra được đặc tính phong thuỷ của ngôi nhà.
Như trong ví dụ dưới đấy, ngôi nhà hướng Tây, theo phong thuỷ thì đại diện của hướng này sẽ là yếu tố Kim. Dựa trên 5 dạng hình học cơ bản, chúng ta có thể xác định hình vuông và hình tròn là thích hợp nhất cho việc xây dựng ngôi nhà. Hình vuông là hình dáng cơ bản nhất đại diện cho đất, trong khi hình tròn là đại diện cho các phân tử kim loại.
Hình tròn là đại diện cho các phân tử kim loại
Vì vậy để khái thác tốt nhất lợi thế phong thuỷ của ngôi nhà, chúng ta nên thiết kế sao cho hai dạng hình học này được kết hợp với nhau một cách khéo léo, uyển chuyển và hợp lý.
Từ 5 dạng hình học cơ bản, bạn có thể biến hoá chúng thành bất kỳ hình thức nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, việc cải tiến và kết hợp này cần phải được suy nghĩ và tính toán một cách kỹ lưỡng. Trong trường hợp này, hai hình dáng cơ bản này được tích hợp với nhau bằng cách tạo ra những nửa vòng tròn uốn lượn trên tổng thể hình vuông. Như vậy, những nửa vòng tròn này không chỉ có tác dụng về mặt phong thủy, mà còn tạo thành điểm nhấn trong thiết kế ngôi nhà, đặc biệt nếu đặt tại những vị trí có tầm nhìn ngoại thất đẹp thì sẽ trở thành điểm nghỉ ngơi lý tưởng.
Công năng:
Không gian trong ngôi nhà được chia thành nhiều phần khác nhau với các chức năng riêng biệt, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của cả gia đình và riêng tư của từng cá nhân.
Trong ví dụ dưới đây,tất cả khu vực bên phải ngôi nhà được dành cho các không gian riêng gồm một phòng ngủ, phòng học và các khu vực sinh sống. Phần chính giữa ngôi nhà có vai trò như không gian tập trung làm phòng khách. Các khu vực bên trái hoàn toàn dành riêng cho làm nơi sinh hoạt chung của cả gia đình với phòng ăn, nhà bếp và khu dịch vụ.
Không gian trong ngôi nhà được chia thành nhiều phần khác nhau
Phong thuỷ và dòng năng lượng:
Sự sắp xếp của các không gian chức năng là tiền đề cho việc sắp xếp các dòng chảy qua các không gian. Phong thủy của bất kỳ không gian nào cũng liên quan trực tiếp không chỉ đến việc thiết kế, sắp xếp ngôi nhà theo hướng và bảng phi tinh mà còn cho phép tạo ra một dòng năng lượng nhẹ nhàng chảy khắp các không gian.
Trong ví dụ trên, phần trung tâm ngôi nhà được mở rộng cho phép các nguồn năng lượng vào nhà tập trung lại và luân chuyển trong khu vực này trước khi chảy qua các không gian khác. Điểm then chốt chính là việc phân chia lưu lượng giữa các bên trái và phải thông qua một khu trung tâm. Đây luôn là một khu vực phong thuỷ quan trọng đối với bất kỳ ngôi nhà nào vì nó là khu vực của phi tinh số 8, quyết định sự giàu có và các mối quan hệ của gia chủ.
Ví dụ tiếp theo sẽ tập trung nghiên cứu một dòng chảy của không gian. Một lần nữa khu trung tâm được nhấn mạnh qua vị trí của cửa ra vào, phòng khách, phòng ăn gia đình và khu vực phía sau. Điều này cho phép việc phân chia chức năng trong nhà được quyết định dựa trên cốt là dòng chảy của khu vực trung tâm, nơi mà tất cả các không gian riêng được đặt ở phía sau và tất cả các dịch vụ và các khu công cộng ở phía trước.
Dòng chảy của không gian
Một trong số các yếu tố quan trọng khi thiết kế đó là hạn chế việc có thể nhìn từ trước ra sau ngôi nhà. Vì khu trung tâm là hoàn toàn sử dụng cho các chức năng quan trọng, không nên để năng lượng vào nhà để lưu trực tiếp thông qua.
Trong trường hợp này, nên sử dụng một bình phong để cho phép các năng lượng tập trung tại sảnh, trước khi chuyển đến khu trung tâm, rồi đến phần còn lại của căn nhà. Khu trung tâm là một khu vực rất quan trọng của bất kỳ ngôi nhà nào vì nó là nơi năng lượng lưu thông trước khi chuyển đến các khu vực sinh hoạt chung, phòng riêng và lên tầng trên (nếu có).
Khi thiết kế khu vực này, nên chú ý việc tạo độ sâu càng nhiều càng tốt. Độ sâu trong trường hợp này được xác định bởi số lượng các phòng hoặc các không gian chức năng. Trong trường hợp này, ngôi nhà cho phép có một chiều sâu 5 cấp, mang lại lợi ích cho những người sống trong nhà vì nó tượng trưng cho may mắn kéo dài cho nhiều thế hệ tới.
Theo Archi
No tags for this post.
Source: Tu Bep – Tu Bep Go – Tu Bep Dep
Leave a Reply