Bát tiên – Biểu tượng của sự bất tử
Bát tiên là tám vị tiên huyền thoại của lão giáo. Bát tiên gồm sáu tiên ông và hai tiên bà. Người ta cho rằng những vị này sống vào các thời điểm khác nhau. Mỗi người đạt đến sự bất tử thông qua những cảnh giới khác nhau, nhưng truyền thuyết cho rằng họ đều nếm qua rượu trường sinh và ăn đào tiên. Bát tiên được xem là biểu tượng phổ biến về trường thọ và may mắn. Bát tiên thường được vẽ trên đồ gốm sứ. bát tiên cũng được vẽ trên đĩa, thường là một nhóm tám người đang băng qua song hoặc vẽ riêng từng ngươì với biểu tượng riêng của họ. Bát tiên cũng được trang trí trên đồ thủ công mỹ nghệ bằng ngà, gỗ và đồng. Những nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống của Hồng Kông đôi khi so sánh Bát tiên với Thập Bát La Hán – mười tám bật giác ngộ đã mang đạo Phật vào Hồng Kông và mỗi người có một biểu tượng riêng.
Người ta cho rằng bát tiên và Thập Bát La Hán có những năng lực siêu nhiên và có phép thuật. Sự hiện hữu biểu tượng của họ trong nhà ( dù là tranh hay tượng ) cũng được tin rằng sẽ mang đến sức khỏe, may mắn và hạnh phúc cho các gia đình. Vì lý do này mà họ trở thành đối tượng được các họa sĩ và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ quan tâm tái hiện. Mỗi vị tiên trong Bát tiên tượng trưng cho một hoàn cảnh sống và mỗi người mang một biểu tượng thể hiện khả năng hoặc sức mạnh đặc biệt của riêng mình. Nếu muốn trưng bày từng vị tiên riêng lẻ, thì bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa biểu tượng của từng vị.
Đưng đầu Bát tiên là Hán Chung Ly, thường được mô tả là mập, bụng phệ, tay cầm quạt có khả năng giúp người bệnh hồi phục. Ông được cho là biểu tượng của sức khỏe và có khả năng chữa bệnh. Trưng bày Hán Chung Ly trong nhà sẽ khiến nhũng người tốt trong gia đình có được sức khỏe tốt và một cuộc sống trường thọ.
Vị tiên thứ hai là Trương Quả Lão, ông cầm một nhạc cụ trông giống như một ống tre. Người ta nói ông có sự khôn ngoan của tuổi già và có khả năng tàng hình. Vị tiên này được xem là một vị thánh, hình ảnh của ông mang lại trí tuệ và sự khôn ngoan cho người cha của gia đình.
Vị tiên thứ ba là Lã Động Tân, một ẩn sĩ được xem như người thần hộ mệnh của người bệnh. Người ta nói ông học được rất nhiều phép thuật từ vị tiên trưởng lão. Trên lưng ông là thanh kiếm dùng để diệt trừ ma quỷ và chặt đứt những nỗi khổ do năng lượng xấu gây ra. Tay phải ông cầm một cây phất trần dùng để chữa bệnh. Trưng bày biểu tượng Lã Động Tân trong nhà sẽ bảo vệ các thành viên khỏi bệnh do tà ma và tà khí.
Vị tiên thứ tư là Tào Quốc Cửu, em ruột của Tào Thái Hậu đời vua nhà Tống. Ông mặc triều phục của các quan và tượng trưng cho giới thượng lưu. Biểu tượng của ông là cặp song loan được ông giơ lên cao bằng tay trái. Biểu tượng này cho thấy ông xuất thân trong một gia đình quan tước. Người ta nói Tào Quốc Cửu mang đến thanh danh và quan lộc cho người cha trong gia đình. Những nhà chính trị và những người có tham vọng quyền lực nên trưng bày hình ảnh vị tiên này trong nhà.
Vị tiên thứ năm là Lý Thiết Quái, trông như một người ăn mày, nhưng nổi tiếng là bậc thầy về năng lực siêu phàm.
Vị tiên thứ sáu là Hàn Tương Tử, người có thể dùng sáo thổi nên những âm thanh kỳ diệu. Những âm thanh này thu hút khí chủ về may mắn xung quanh ông, vì vậy tất cả các loài vật và cỏ cây đều phát triển tốt với sự hiện diện của ông. Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây nở hoa ngay lập tức. Ông mang trên lưng một cái bao gồm nhiều loại cây cỏ.
Vị tiên thứ bảy là Lam Thái Hòa. Bà mang theo một rổ hoa và được xem là hình tượng thu nhỏ của tinh thần phụ nữ.
Vị tiên thứ tám cũng là một phụ nữ được gọi là Hà Tiên Cô. Biểu tượng của bà là hoa sen và cây phất trần. Sự hiện hữu của bà mang lại lợi ích cho người mẹ của gia đình.
Tags: bài trí bát tiên, bát tiên, biểu tượng bất tử, biểu tượng trường thọ
Leave a Reply