Phòng bếp phải luôn luôn gọn gàng sạch sẽ
Dân gian rất coi trọng việc ẩm thực, nhưng không ít người lơ là với việc giữ sao cho môi trường bếp núc luôn sạch sẽ. Thường thì phòng bếp rất lộn xộn, bừa bãi, thậm chí còn coi như gian chứa những đồ đạc linh tinh khiến phòng vốn đã hẹp càng thêm chật chội, ẩm thấp.
Với môi trường như vậy dễ biến thành nơi trú ngụ của gián, chuột và khuẩn bệnh, thành cái nôi ươm mầm bệnh tật, đe doạ tới sức khoẻ mọi thành viên trong gia đình. Bởi vậy, việc dọn dẹp, giữ vệ sinh phòng bếp hàng ngày là việc làm hết sức quan trọng.
Phong thuỷ học cho rằng, phòng bếp không sạch sẽ, dễ làm cho chủ nhà ốm yếu. Suy xét từ góc độ vệ sinh hiện đại, cũng tương tự như vậy. Phòng bếp là nơi chế biến thực phẩm, nếu gia đình không chú ý sạch sẽ môi trường gian bếp, gây ô uế nặng, dễ sinh sôi khuẩn bệnh, dẫn tới các bệnh đường ruột cho người ăn.
Ngoài ra, nếu tình hình vệ sinh bếp núc không tốt, còn ảnh hưởng tới tinh thần, tình cảm của người đứng chế biến, xào nấu thức ăn. Đứng làm việc trong môi trường bẩn thỉu, chật chội, lộn xộn, tình cảm luôn bức xúc, khó chế biến được đồ ăn đẹp mắt, ngon miệng, như vậy sẽ ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng xấu tới tình cảm và sức khoẻ của cả nhà.
Phòng bếp sạch sẽ, gọn gàng sẽ có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Hàng ngày phải chú ý dọn dẹp bếp lau chùi sạch sẽ là chuyện đau đầu, bởi bụi bẩn, dầu mỡ, dỉ sét … bám vào đều lem luốc, bẩn thỉu, rồi lại thu gom rác rưởi, xử lý cơm thừa canh cặn, rửa bát, lau nồi rất phiền toái, nhất là trong trường hợp khan hiếm nước.
Có điều ngoài sự siêng năng, còn đòi hỏi người nội trợ làm tốt các bước sau đây, ắt sẽ thấy dễ chịu.
1. Tường phòng bếp nên trát, ốp bằng vật liệu khó bám muội dầu mỡ, dễ lau chùi sạch như ốp gạch men sứ chẳng hạn, ngoài ra tường còn có khả năng chống thấm, chống cháy, chống biến dạng do nhiệt độ cao. Khói muội dầu mỡ trong gian bếp rất nhiều, nhất là khi xào, quay, rán, nên bếp phải thoáng đãng thoát khí hoặc lắp đặt bộ hút khói ra ngoài, và tường quanh bếp luôn được lau chùi, tốt nhất là ốp gạch men láng, để dễ lau chùi.
2. Trong phòng bếp, ngoài việc lắp máy hút khói có loa chụp ngay phía trên bếp đun nấu, trên mái bếp nên có tum hút khói hay lắp quạt hút khói, trao đổi không khí trong gian bếp, để khói mau chóng thoát ra ngoài theo lối cửa sổ, đảm bảo trong bếp luôn thoáng đãng, sạch sẽ.
3. Phòng bếp thường là nơi chứa đồ tạp nhiều nhất, khi thu gom cất giữ phải nghĩ tới tính thực dụng và tính an toàn. Với những thứ linh tinh không cần thiết không chứa trong gian bếp cần thu dọn vứt bỏ triệt để, tuyệt đối không dùng gian bếp kiêm nhiệm kho chứa đồ phế thải.
4. Đồ dùng làm bếp (nồi niêu bát đĩa …) nên làm bằng vật liệu chống dầu mỡ dính bám, đặc biệt là chức năng chống chuột, gián, kiến, mối, vi khuẩn. Ngoài ra, bếp hiện đại nên trang bị tủ chống độc, thiết bị nghiền vụn rác thực phẩm.
Trong quá trình thực thi cụ thể, chỉ cần bạn nắm vững bí quyết trên sẽ khiến gian bếp của bạn càng tốt đẹp hơn, sạch sẽ hơn, trở thành đắc địa về mặt phong thuỷ trong căn nhà.
(Theo 100 câu hỏi về phong thuỷ nhà ở)
Tags: bài trí nhà theo phong thủy, chọn hướng nhà, phòng bếp, phong thủy, phong thủy học, phong thủy là gì, phong thủy nhà bếp, Phong Thủy Nhà Ở, phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ, phong thủy phòng tắm, phong thủy sân vườn, phong thủy tăng vận may, phong thủy tốt nhất cho nhà ở, vệ sinh
Source: Tu Bep – Tu Bep Go – Tu Bep Dep
Leave a Reply