Vận dụng các triết lí của Kinh Dịch trong bài trí văn phòng – Quẻ Khảm (P3)

RA

Một khi đã tìm thấy mục tiêu của cuộc đời mình, bạn hay theo đuổi mục tiêu đó với tất cả sự nhiệt thành và lòng quyết tâm. Chính việc không quyết đoán đối với những dự định của bạn thân sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi đưa ra những lựa chọn trong cuộc sống.

Quá trình ra quyết định

Khi đi ra những quyết định, dù là quan trọng hay không, hầu hết chúng ta đều dựa trên một số tiêu chí nhất định nào đó. Để biết tiêu chí nào phù hợp với mình, hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì khi đi mua một chiếc xe mới hoặc một bộ quần áo mới:

Bạn dễ bị tình cảm chi phối đến việc ra quyết định

Nếu cảm thấy thích món hàng nào, bạn sẽ mua ngay. Khi mua hàng, bạn thường không suy về vấn đề giá cả, cũng không cân nhắc đến những ưu điểm cũng như nhược điểm của món hàng. Chỉ cần món hàng đó làm bạn thích, cảm thấy nó đẹp và hợp thời trang.

Bạn dễ bị trực giác đến việc ra quyết định

Trực giác bảo bạn, “Đây chính là món mà mình đang tìm” và khi đó bạn cảm thấy không còn gì để chần chừ nữa. Cũng có nhiều món hàng khác nữa, nhưng bạn không thực sự quan tâm đến chúng lắm bởi vì bạn đã biết đâu là lựa chọn tốt nhất rồi.

Bạn thường vận dụng những kinh nghiệm của bản thân mỗi khi ra quyết định

Đó chính là việc áp dụng những điều mà bạn đã kinh qua và học hỏi trước đây. Khi quyết định nên chọn mua món hàng nào, bạn thường vận dụng những kinh nghiệm mà mình đã có, từ đó đưa ra quyết định dựa trên tiêu chí xem món hàng đó có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân sau này hay không.

Bạn dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác hay bởi những yếu tố bên ngoài

Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các khách hàng khác bởi vì họ am hiểu hơn bạn, hay tìm đọc các tạp chính mua sắm để theo dõi xu hướng thời trang hiện đại trước khi ra quyết định

Bạn dễ bị lý trí chi phối khi đưa ra các quyết định

Trong trường hợp này, bạn ra quyết định dựa trên mức đọ hợp lý mà bản thân bạn cảm nhận được. Mức độ hợp lý đó hoàn toàn không phụ thuộc vào kinh nghiệm, trực giác hay kinh nghiệm mà chính các yếu tố bên ngoài.

van dung kinh dich trong bai tri vp 3 Vận dụng các triết lí của Kinh Dịch trong bài trí văn phòng –  Quẻ Khảm (P3)
Biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong ra quyết định sẽ giúp bạn rất nhiều khi đưa ra các quyết định liên quan đến .

Quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào?

Để thành công trong công việc hay trong , bạn cầ phải biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi đưa ra các quyết định. Ví dụ, người dễ bị tình cảm chi phối sẽ không thể có được những lựa chọn sáng suốt khi họ đang gặp phải những vấn đề về tình cảm. Còn những người có thói quen tham khảo ý kiến của người khác mỗi khi ra quyết định sẽ cảm thấy không tự tin, lo lắng, thậm chí còn bất an khi phải quyết định một vấn đề nào đó mà không có sự tham vấn của những người xung quanh. Một khi đã xác định mình thuộc nhóm người nào, bạn có thể tham khảo “Bảng phân tích các tính cách” dưới đây để điều chỉnh bản thân.

Người dễ bị tình cảm chi phối:
* Điểm mạnh:
– Dựa vào những trải nghiệm của bản thân (do tốc độ thay đổi quá nhanh, mất lòng tin vào con người…)
– Có thể vận dụng ngay lập tức
– Có thể áp dụng cho mọi trường hợp
– Mang tính thuyết phục cao
* Điểm yếu:
– Có thể được hình thành bởi những quy chuẩn của xã hội hay những định kiến trong suy nghĩ mà đôi khi chính bản thân bạn cũng không đồng ý
– Khó kiểm soát – điều này khiến cho các quyết định không còn mang độ tin cậy cao

Người dễ bị trực giác ảnh hưởng
* Điểm mạnh:
– Dựa vào bản ngã nhiều hơn các yếu tố tình cảm
– Có thể vận dụng ngay lập tức
– Có thể ứng dụng đối với điều chưa biết
– Không bị ảnh hưởng bởi các quy chuẩn của xã hội
– Mang tính xã hội cao
* Điểm yếu:
– Khó phân biệt được đúng sai, do đó thường dẫn đến sự nghi ngờ và do dự khi đưa ra quyết định
– Khó thuyết phục người khác về tính trung thực và khả thi của quyết định

Người thường vận dụng kinh nghiệm bản thân
* Điểm mạnh:
– Trải nghiệm thường là những điều đúng
– Ra quyết định dựa trên những tiêu chuẩn của cá nhân và mức độ quan trọng của vấn đề
* Điểm yếu:
– Vận dụng kinh nghiệm để quyết định cho những vấn đề có thể chưa xảy ra, điều này bị hạn chế bởi niềm tin và sự hiểu biết có giới hạn của bản thân
– Không thể có được đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất

Người dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài
* Điểm mạnh:
– Cho phép sử dụng kinh nghiệm của người khác khi kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế
– Có sự tư vấn của người thứ ba – dựa trên những thông tin khách quan
– Giúp bạn tiếp thu thêm nhiều quan điểm khác nhau
* Điểm yếu:
– Tùy thuộc vào thiện chí, sự hiểu biết của người thứ ba này

Người dễ bị lý trí chi phối
* Điểm mạnh:
– Dễ dàng kiểm tra và dự đoán trước kết quả
– Có thể căn cứ vào những yếu tố cụ thể để phân tích tính đúng sai của vấn đề
– Không bị ảnh hưởng bởi tình cảm cá nhân
* Điểm yếu:
– Bỏ qua những vấn đề có liên quan đến tình cảm
– Không khuyến khích kiểu tư duy linh động theo tình huống

Kết hợp các tính cách

Một khi đã xác định mình thuộc hóm người nào và biết được những ưu – nhược điểm của nhóm người đó, bạn sẽ có thể điều chỉnh bản thân mỗi khi ra quyết định. Việc chủ động tham khảo các yếu tố bên trong (trực giác, cảm nhận cá nhân) lẫn bên ngoài (tư vấn ý kiến bên ngoài, tìm hiểu thêm thông tin liên quan, phân tích – suy luận) sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất.

TRÌ HOÃN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Bản thân việc ra quyết định không gây ra nhiều tác hại bằng những quyết định sai lầm. Đôi khi chúng ta cần phải đưa ra quyết định, nhưng cũng có nhiều khi chúng ta cần phải trì hoãn việc ra quyết định. Vậy đâu là những lý do chủ yếu khiến chúng ta phải trì hoãn các quyết định của mình?

Trì hoãn việc ra quyết định, dù là vì bất cứ lý do gì, cũng sẽ làm tiêu hoa của bạn và việc do dự quá lâu sẽ khiến tinh thần bạn bị kiệt quệ, không thể đưa ra quyết định tốt nhất được. Đừng để bản thân bị sa lầy vào suy nghĩ đây có phải là lựa chọn đúng hay không. Việc dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ cho một vấn đề dễ dàng khiến bạn đi vào lối mòn trong suy nghĩ, và thế là rơi vào tình trạng bế tắc, không lối thoát.

-Bạn không cảm thấy hài lòng khi quyết định mua hàng.
-Bạn vẫn chưa tin rằng món hàng mà bạn sẽ mua là một lựa chọn tốt nhất. Bạn e rằng món hàng đó không đáp ứng nhu cầu của mình. Khi đó việc trì hoãn sẽ giúp bạn tránh được cảm giác lo lắng này.
-Bạn đang phân vân liệu món hàng đó có thực sự cần thiết hay không.
-Bạn cảm thấy cần phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Tags: , , , , , , ,

Cùng Danh Mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline The Gioi Tu Bep Facebook Messenger