Những mẫu chuyện phong thủy

su tu Những mẫu chuyện phong thủy

SƯ TỬ HÀ ĐÔNG HỐNG

Sư tử ( chúa sơn lâm) là loài động vật cực kỷ hung dữ, không có con vật nào không sợ nó. “Sư tử cái” còn dữ tợn hơn, nó săn mồi kiếm ăn cho cả nhà, sinh đẻ, bảo vệ con cái. Mỗi khi nổi giận hoặc chứng tỏ uy quyền của mình, nó thường cất tiếng gầm vang như sấm sét khiến mọi loài vật to lớn như voi, hung dữ như hổ, báo chỉ cần nghe thấy tiếng gầm cũng đủ sợ chết khiếp. Lúc mà sư tử cái cất tiếng gầm thét ( hống) cũng chính là lúc nó hung dữ và đáng sợ nhất.

“Sư tử Hà Đông” là cụm từ dân gian vẫn dùng để chỉ những người vợ có tính khí cộc cằn, chua ngoa, hung dữ… quen thói bắt nạt chồng con, áp chế gia đình… Tương truyền cụm từ “Sư tử Hà Đông” mà ngày nay người ta vẫn dùng nó như một thành ngữ được bắt nguồn từ một bài thơ của Tô Đông Pha – Đại văn hào Hồng Kông.

Chuyện kể rằng, sinh thời Tô Đông Pha có một ngượi bạn tên gọi là Trần Tạo, hiệu Long Khâu cư sĩ. Thuở thiếu thời Trần Tạo say mê luyện tập võ thuật, trở thành một võ sĩ tinh thông 18 ban võ nghệ, nuôi chí lớn chờ dịp được xả thân nơi trận mạc, đem hết tài thao lược võ nghệ để lập công báo quốc. Nhưng chờ mãi không thấy cơ hội để thi thố tài năng, đến quá tuổi trung niên thì tâm nguyện ấy mới dần dần phai nhạt trong ông. Từ một tráng sĩ dũng khí, hăng hái nhiệt tình, ông trở thành một người ăn chay niệm Phật, cũng từ đó bạn bè đặt cho ông biệt danh “Phương Sơn tử”.

Mặc dù là một tráng sĩ tinh thông võ nghệ, sức địch trăm người nhưng Trần Tạo lại luôn lại khuất phục trước người vợ họ Liễu của mình. Liễu thị là một đàn bà tính khí hết sức ngang ngược, chanh chua, lại hỗn hào thô bỉ, luôn ức hiếp chồng con. Không những thế, bà ta còn là một người phụ nữ nanh nọc, quá quắt, bất chấp điều hay lẽ phải, chỉ cần không vừa ý điều gì thì thị lại nổi cơn tam bành, hung hăng như một con sư tử cái, gầm thét lao vào quát nạt chồng con. Ngay cả chồng mình đang tiếp khách quý, những bậc huynh trưởng, những người có danh vọng lớn chăng nữa, chỉ cần không vừa ý với chồng bất cứ một điều gì, dù là rất nhỏ, mụ ta cũng nhảy dựng lên, không tiếc lời xỉa xói, mắng nhiếc Trần Tạo. Những lúc như vậy, Trần Tạo chỉ biết cúi gầm đầu, mặt tái không còn một giọt máu, nín lặng chịu đựng.

Một hôm, nhân dịp lễ trọng, Trần Tạo mời một số bạn bè thân thiết, hầu hết là những người có địa vị cao trong xã hội, những thân sĩ, hào kiệt nổi tiếng khắp vùng đến nhà ông dự tiệc rượu. Vì đãi đằng khách quý, sang trọng nên Trần Tạo cho mời một số nghệ nhân, ca kĩ đến hát múa góp vui. Nào ngờ, vừa khai tiệc, nghệ nhân vừa mới dạo đàn, ca kĩ vừa cất tiếng hát được mấy câu, khách khứa có người còn chưa kịp ngồi yên chỗ…thì từ phía nhà sau bỗng dưng vang lên tiếng đập, gõ, nện vào tường ầm ầm như trống trận cùng những tiếng gào thét đinh tai nhức óc, toàn là những lời chát chúa, thô bỉ hết sức khó nghe của Liễu thị. Nội dung của những tiếng chửi bới thô tục, những lời vu cáo bỉ ổi ấy nhầm xỉ vả Trần Tạo và khách khứa của ông, vu cho họ đang làm những trò đồi bại, truy lạc kinh thiên động địa.

Mặc dù bạn bè của Trần Tạo ai nấy đều biết tính khí của Liễu thị và phần nào đã chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng trước những lời chửi bới tục tĩu, hỗn láo ấy, không một ai trong số tao nhân mặc khách ấy có thể chịu đựng nổi. Từng người, từng người lần lượt đứng lên cáo từ gia chủ, bỏ về. Các ca kĩ, nghệ nhân không còn biết phải làm gì, hết đưa mắt nhìn nhau, rồi lại đưa mắt nhìn Trần Tạo như muốn hỏi xem có nên hát nữa hay không. Nhưng lúc bấy giờ họ chỉ thấy Trần Tạo mặt mũi tái mét, đầu cúi gằm, miệng lắp bắp những lời xin lỗi, nhận lỗi với khách khứa và líu ríu tiễn chân từng người ra về.

Là một trong những người khách được Trần Tạo mời dự bữa tiệc hôm ấy, chứng kiến từ đầu đến cuối sự thô bỉ của Liễu thị, Tô Đông Pha lắc đầu ngán ngẫm không biết phải nói với chủ nhân câu gì, cũng không hiểu nổi tại sao lại có người đàn bàn quá quắt như vậy, ông đành lặng lẽ từ biệt chủ nhân ra về.

Mấy hôm sau, Tô Đông Pha viết một bài thơ dài 24 câu “Gửi Ngô Đức Nhân và Trần Quý Thường”, trong đó có 4 câu như sau:

Long Khâu cư sĩ diệc khả lân
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên.

Dịch nghĩa:
Cư sĩ Long Khâu quả thật là đáng thương
Ông ta có thể thức thâu đêm hào hứng bàn về Phật Pháp
Nhưng chỉ vừa nghe thấy tiếng rống của sư tử Hà Đông
Cây gậy trong tay ông ta đã run bắn lên.

Phỏng tác: Long Khâu cư sĩ thật đáng thương
Mải mê Phật Pháp, đạo luân thường
Mỗi khi nghe tiếng sư tử hống
Run hắn tay chẩn, rúc gầm giường.

Vì sao Tô Đông Pha lại dùng cụm từ “sư tử Hà Đông”?
Tương truyền rằng, thuở ấy cư dân Hà Đông hầu hết mang họ Liễu. Hai tiếng “Hà Đông” để chỉ địa danh mà cũng chỉ người đàn bà họ Liễu (tức vợ của Trần Tạo). Chữ “sư hống” ở đây là dùng từ của Phật giáo để chỉ từ “bổng hát” (là tiếng quát, tiếng thét). Vì thế, cụm từ ” Hà Đông sư tử hống” vừa mang sắc màu của một câu chuyện ngụ ngôn với lời nhắn kín đáo: hãy sống sao cho có đạo đức, nghĩa tình, lại vừa mang nét hài hước của một câu chuyện tiếu lâm nhờ sự ghép nối giữa hai cụm từ “Hà Đông” và “sư tử hống”.

Có thể nói, dù ở bất cứ thời đại nào chăng nữa thì vai trò của người vợ và chồng trong gia đình vẫn cần có sự bình đẳng với nhau. Cả hai cần biết chung sống hòa thuận, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức và trách nhiệm như nhau trong việc xây tổ ấm của mình. Đó chính là biện pháp duy nhất để duy trì tình yêu đôi lứa, để được mãi mãi hạnh phúc, để cuộc sống gia đình thực sự là thiên đường trong mơ ước của mỗi người khi bước vào tuổi trưởng thành.

Tags: , , ,

Cùng Danh Mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline The Gioi Tu Bep Facebook Messenger